Tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ trong Bộ luật Hình sự 2015: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) – Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam bước sang một trang mới với xu thế hội nhập, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và vững chắc, yêu cầu đời sống của con người không ngừng được cải thiện và nâng cao – cách tiếp cận bùng nổ đó có thể buộc phải đối mặt với những cơ hội và thách thức mới. Phát triển kinh tế khiến khoảng cách giữa người giàu và người xấu ngày càng tăng lên rõ rệt, cũng như nhu cầu và mong muốn của con người tăng lên vô hạn. Do đó, các tội phạm về sở hữu vẫn đang là vấn đề nhức nhối và luôn phải đấu tranh – phòng chống, trong đó có tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bài viết dưới đây, tác giả đi sâu nghiên cứu về bất cập và kiến nghị hoàn thiện về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trong BLHS 2015.

6356d45de6324

Ảnh minh họa.

1. Dấu hiệu pháp lý của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015

– Về dấu hiệu khách thể của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”:

Theo luật hình sự Việt Nam, những tội được coi là tội xâm phạm sở hữu và cùng được quy định trong chương XVI Bộ luật Hình sự năm 2015 là những tội có cùng khách thể loại là quan hệ sở hữu. Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nằm trong chương các tội xâm phạm sở hữu, do vậy khách thể loại và khách thể trực tiếp của của tội này là quan hệ sở hữu được pháp luật bảo vệ.

Đối tượng tác động của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là tài sản, mà theo khoản 1, Điều 105, Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản bao gồm: “Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Tuy nhiên, đối tượng của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” có thể thuộc bất kỳ hình thức sở hữu nào nhưng phải được pháp luật thừa nhận và thể hiện dưới dạng vật chất, do đó những gì không thuộc về vật chất thì không thể là đối tượng của tội của hành vi chiếm đoạt. Điểm đặc biệt tài sản này phải đang nằm trong sự quản lý của chủ tài sản, bởi đặc trưng của hành vi chiếm đoạt là làm cho tài sản rời khỏi chủ tài sản một cách bất hợp pháp và tạo khả năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản cho một người khác.

– Về dấu hiệu khách quan của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”:

Về mặt khách quan, hành vi gian dối là hành vi đưa ra thông tin giả. Về mặt chủ quan, người phạm tội nhận thức được đó là những thông báo giả nhưng muốn người khác tin tưởng là thật. Sự lừa dối như vậy có thể được thực hiện bằng lời nói, thông qua việc xuất trình các tài liệu giả mạo, hoặc thông qua các động thái độc đáo (tên riêng, công ty sai, thiếu, thiếu, kém chất lượng…) được sử dụng vì lý do cuối cùng là tạo ra sự đồng ý và tự nguyện từ bỏ của mình. Về hành vi chiếm đoạt, đó là “hành vi cố ý biến đổi trái phép tài sản dưới sự kiểm soát của chủ sở hữu thành tài sản của chính mình”. Nói cách khác, hành vi chiếm đoạt là hành vi làm cho chủ sở hữu tài sản đó mất năng lực thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, vứt bỏ tài sản của mình và cho phép người chiếm đoạt được thực hiện đúng quyền của mình. Chiếm hữu, sử dụng tài sản đó một cách bất hợp pháp.

Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là tội phạm có cấu thành vật chất, tức là cấu thành tội phạm có dấu hiệu, hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Tội phạm hoàn thành là khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với những trường hợp chưa có kết quả, nó vẫn có khả năng chống cấu thành về tội lừa đảo để cướp tài sản, bao gồm cả chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

– Về dấu hiệu chủ thể của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”:

Chủ thể của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 thì chỉ có thể là cá nhân. Cá nhân phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ đuổi luật định và đã thực hiện hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản.

Trong Bộ bôn tác ơLHS năm 2015 không quy định thế nào là người có năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21. Trên cơ sở các quy định đó khoa học luật hình sự đã đưa ra định nghĩa về người có năng lực trách nhiệm hình sự là “người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.” [2].

Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.

Vì vậy, tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì chủ thể của tội này không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà chỉ có người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

– Về dấu hiệu chủ quan của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”:

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra bao gồm: “lỗi, động cơ và mục đích”.

Dấu hiệu lỗi: Điều 174, Bộ luật Hình sự quy định về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nhưng không nêu dấu hiệu lỗi của người phạm tội. Tuy nhiên nếu xét theo bản chất và tính chất của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì về mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện theo lỗi cố ý trực tiếp với mục đích chiếm đoạt chiếm sản.

Người phạm tội nhận thức rõ về tính chất nguy hiểm của hành vi mà mình thực hiện là xâm phạm sở hữu của người khác, nhận thức rõ rằng dữ liệu mà mình cung cấp là hoàn toàn không trung thực, có nguy cơ nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hành vi của mình nhằm mục đích gây thiệt hại cho tài sản của người khác, đồng thời xâm phạm quyền hợp pháp của chủ sở hữu tài sản. Người phạm tội biết rõ mối đe dọa cho xã hội của hành vi của mình bên cạnh kết quả do hành vi đó gây ra, nhưng người phạm tội vẫn muốn hậu quả đó xảy ra nhằm mục đích chiếm hữu tài sản của người khác.

Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được thực hiện với lỗi cố ý, người thực hiện hành vi nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, tức là người phạm tội trong khi thực hiện hành vi đã gây hậu quả trong nhận thức của mình. Hành vi nhằm mục đích chuyển đổi các tài sản hợp pháp của người khác thành tài sản của cá nhân người phạm tội.

2. Một số bất cập trong việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Thứ nhất, không nhận thức đúng về hành vi khách quan của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trong một số trường hợp mặc dù người phạm tội có dùng thủ đoạn gian dối nhưng chỉ nhằm mục đích tiếp cận tài sản nhưng vẫn bị coi là trường hợp phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Không phải mọi trường hợp người phạm tội có thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt là đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ví dụ: Ngày 30/02/2021, chị M trình báo việc có 01 đối tượng nam giới đi xe máy loại SH màu đen đến mua 05 hộp sữa với tổng số tiền là 4.300.000 đồng, nhưng nói không mang tiền, đối tượng yêu cầu chị M. đi cùng về nhà lấy tiền. Sau đó, chị M. đi cùng đến khu vực xã X thì đối tượng bảo chị M. xuống xe đứng đợi lấy tiền, lợi dụng lúc chị M. không chú ý đối tượng đã nổ xe bỏ chạy mang theo toàn bộ 5 hộp sữa không trả tiền. Tòa án tuyên bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do đối tượng đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Hành vi chiếm đoạt 05 hộp sữa của đối tượng này đã hoàn thành một cách công khai và chị M nhanh chóng biết được vụ cướp xảy ra. Dấu hiệu nhanh chóng bỏ chaỵ thể hiện thủ đoạn nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của đối tượng. Thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chị M để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản. Với thủ đoạn nhanh chóng để chiếm đoạt tài sản như vậy, chị M không thể phản ứng kịp thời và lấy được số tiền đã chiếm đoạt được. Mặc dù thủ đoạn gian dối của đối tượng khiến chị M cho là đàng hoàng rồi mới thực hiện hành vi chiếm đoạt. Nhưng trong tập hợp các hành vi lừa đảo mặc dù chị M cho rằng đó là sự thật, để cùng về nhà lấy tiền, tuy nhiên chị M vẫn chưa chuyển tài sản cho đối tượng vì chị M vẫn ngồi phía sau xe, thùng sữa cũng nằm trong sự quản lý, kiểm soát của chị M. Vì vậy, chúng tôi cho rằng hành vi của đối tượng không cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do việc chị M vẫn chưa có sự tự nguyện chuyển giao tài sản cho đối tượng.

Thứ hai, hạn chế, thiếu sót từ các quy định pháp luật về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Các dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định chính trong Bộ luật Hình sự vẫn còn thiếu minh bạch, gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật. Dấu hiệu riêng của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Hay nói đến một phương thức khác, với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản là sử dụng chiêu trò lừa đảo để cướp tài sản của nạn nhân, tuy nhiên do nhận thức không đúng và sự tỉnh táo về dấu hiệu này đã dẫn đến không chính xác hình sự hóa trong một số trường hợp. Có nhiều trường hợp người tiến hành tố tụng đã nhầm lẫn giữa tranh chấp dân sự với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mặt khác một số tội xâm phạm sở hữu khác có hành vi khách quan gần giống với hành vi khách quan của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, do không có sự phân biệt rõ ràng về dấu hiệu của từng tội nên đã có sự nhầm lẫn giữa tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với các tội “Lừa dối khách hàng” (Điều 198 Bộ luật Hình sự), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175), hoặc có sự nhầm lẫn giữa trường hợp “Lợi dụng chức vụ quyền hạn” lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điểm đ, khoản 2, Điều 174, Bộ luật Hình sự) với trường hợp “Lạm dụng chức vụ quyền hạn” lừa dối chiếm đoạt tài sản (Điều 355, Bộ luật Hình sự năm 2015).

Thứ ba, Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa quy định pháp nhân là chủ thể của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Bộ luật Hình sự năm 2015 là việc ghi nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, pháp nhân thương mại chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội được liệt kê tại Điều 76, Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” lại không được liệt kê trong số các tội đó.

Do vậy, việc chưa quy định TNHS của pháp nhân là hạn chế khiến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong nhiều trường hợp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến hành vi mang tính chất của tội phạm chỉ bị xử phạt hành chính. Mặc dù vẫn có thể xử lý hình sự đối với các cá nhân đại diện cho pháp nhân trong những trường hợp này nhưng chế tài áp dụng với các cá nhân không đủ răn đe và phần nào dẫn đến những hạn chế trong việc khắc phục hậu quả của tội phạm [3].

Ví dụ: Về việc ông chủ địa ốc Alibaba lừa đảo chiếm đoạt tài sản của gần 7.000 người với số tiền lên đến 2.500 tỉ đồng. Công an TP. Hồ Chí Minh thông tin kết quả điều tra cho thấy các đối tượng hoạt động theo phương thức rất tinh vi núp bóng hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức huy động vốn đa cấp. Nguyễn Thái Luyện và một số người đã tổ chức ra “tập đoàn địa ốc Alibaba” kinh doanh bất động sản theo hình thức đa cấp, mua đất nông nghiệp rồi tự vẽ ra các dự án “ma” nhằm lừa đảo những khách hàng hám lợi đóng tiền vào. Hành vi của các đối tượng này được xác định có dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bản án mà những chủ đề này phải đối mặt là án tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân. Có thể thấy, việc truy cứu trách nhiệm đối với người trong ví dụ này là kẽ hở của quy định hình sự trong khi số tiền chiếm đoạt được lên tới hàng trăm tỉđồng.  Do đó, việc ghi nhận TNHS của pháp nhân đối với tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản là một yêu cầu bức thiết của việc thực hiện trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Thứ nhất, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm làm sáng rõ hành vi khách quan của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Có sự nhầm lẫn giữa trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có trường hợp phạm các tội xâm phạm khác do hiện nay chưa đánh giá đúng mối quan hệ giữa hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Để hạn chế tình trạng này, cần phải xác định rõ ràng: hành vi khách quan của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, gồm hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.. Hành vi lừa dối là điều kiện để phát sinh hành vi chiếm đoạt, còn hành vi chiếm đoạt là kết quả trực tiếp của hành vi lừa dối. Hành vi lừa dối trong tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” chỉ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nếu nhằm một mục đích khác thì bị truy cứu về tội phạm khác nếu hành vi phạm tội thỏa mãn đủ yếu tố CTTP đó. của tội đó. Ví dụ, nếu hành vi lừa dối là vì động cơ tiếp cận tài sản, thì hành vi chiếm đoạt không phải xuất phát từ hành vi lừa dối trực tiếp, nhưng tùy thuộc có thể, hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm khác nếu hành vi chiếm đoạt tài sản thỏa mãn quy định cấu thành tội phạm đó.

Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp đối với tội “ịnh để làm rõ các dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tránh nhầm lẫn với các tranh chấp trong giao dịch dân sự, hoặc nhầm lẫn tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với các tội khác có cùng tính chất.

Cần xác định mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong luật hình sự của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Khi định tội cần xem xét người phạm tội có mục đích chiếm đoạt hay không và thời điểm phạm tội mục đích chiếm đoạt tài sản trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện toàn bộ chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Thứ ba, cần bổ sung quy định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Pháp luật về đầu tư, thương mại ngày càng thông thoáng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Cùng với những sự phát triển đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều hiện tượng bị động, đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp không nhằm mục đích kinh doanh mà chỉ lợi dụng danh nghĩa của công ty nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng thậm chí đặc biệt nghiêm trọng cho người bị hại, những doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội.

Vì vậy, trong những trường hợp này, việc xử lý vi phạm bằng pháp luật dân sự, pháp luật hành chính cho các công ty và đơn giản nhất là truy tố hình sự một số người điều hành nhân danh và vì lợi ích của cơ quan không đủ đạt được mục đích răn đe tái phạm, đặc biệt không công bằng trong việc xử lý đối với các cá nhân bị truy cứu TNHS. Việc quy định TNHS của tổ chức pháp nhân là chủ thể của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là một nhu cầu cấp thiết, không thể trì hoãn trong luật hình sự Việt Nam.

Danh mục tham khảo:

1. Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. CAND, 2018.

3. Lưu Hải Yến, Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, Tạp chí Luật học, Số đặc biệt về BLHS 2015, 2016.

4. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần các tội phạm), quyển 1, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2018.