Ý kiến đóng góp của Luật sư với Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam như thế nào là phù hợp

Tôi là Luật sư trẻ mới gia nhập Đoàn Luật sư. Tôi rất mong muốn sẽ được góp ý và đề xuất những giải pháp để nâng cao tính độc lập, tự chủ, bình đẳng của Luật sư trong mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng. Vậy, tôi cần thể hiện ý kiến đóng góp của mình với Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam như thế nào cho phù hợp, đúng quy định, hiệu quả. Bạn đọc K.P. hỏi.

633bf70523003 1

Ảnh minh họa.

Luật sư có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi trong việc chung tay đóng góp xây dựng Đoàn Luật sư, nghề Luật sư tại Việt Nam bằng các cách thức, hình thức phù hợp với khả năng, điều kiện của mỗi cá nhân Luật sư.

Thực tế tùy vào hoàn cảnh, ý tưởng, nội dung công việc bạn định đóng góp để bạn quyết định cách thức, thời điểm, phương pháp,… đóng góp, góp ý cho phù hợp.

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam chỉ đề ra các yêu cầu chung cho việc đóng góp ý kiến trong đó đề cao tính trung thực, sự khách quan, mang tính chất xây dựng với mục đích góp phần phát triển tổ chức xã hội – nghề nghiệp Luật sư và nghề Luật sư.

Nội dung này được Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam hướng dẫn tại Quy tắc 25 về quan hệ của Luật sư với tổ chức xã hội – nghề nghiệp Luật sư:

“25.2. Mọi ý kiến đóng góp của Luật sư với Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, mang tính chất xây dựng, góp phần vào việc phát triển tổ chức xã hội – nghề nghiệp Luật sư và nghề Luật sư”.

Luật sư TRẦN VĂN AN

Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Trưởng Ban Đạo đức nghề nghiệp Luật sư Việt Nam

Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang